Hành vi buôn bán, vận chuyển pháo nổ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định:

"Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian."

Pháp luật hiện hành đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó, mọi hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo sẽ bị xử lý theo quy định.

Về xử lý hành chính:

Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm" như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
  • Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
    • Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
    • Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
    • Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;
    • Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;
    • Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;
    • Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
    • Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.
  • Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.
  • Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
    • Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
    • Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.
  • Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Ngoài bị xử lý về mặt hành chính, người có hành vi liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo còn có thể bị xử lý hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

  • Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 – Bộ luật hình sự 2015): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
  • Đối với người thực hiện tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 – BLHS 2015): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
  • Tội gây rối trật tự công cộng: Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép qua biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương đương với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.

Bài viết khác
Nhà trả góp chưa trả xong nợ, khi ly hôn phân chia thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân...

Đuổi việc nhân viên có bị đi tù không?

Người sử dụng lao động được đuổi việc nhân viên khi người lao động có các hành vi sau: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động...

 

Có thể kiểm tra người Việt Nam trong khoảng thời gian sinh sống ở nước ngoài có phạm pháp ở nước đó không?

Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại...

Vợ trúng vé số nhưng không chia cho tôi?

Vợ trúng vé số hơn 60 tỷ nhưng không chịu chia cho tôi, cô ấy nói đây là tài sản riêng của cô ấy và đã nộp đơn ly hôn, tôi phải làm như thế nào?

Cất giữ một viên thuốc lắc để sử dụng thì có vi phạm pháp luật không?

"Tàng trữ trái phép chất ma túy" là: cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.