Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ có bị ở tù không?

Đăng ảnh người nợ tiền lên mạng xã hội là hành vi khá phổ biến hiện nay. Đó là một trong những cách thức mà bên cho vay dùng để đánh đòn tâm lý, gây áp lực tinh thần đối với con nợ, nhằm mục đích hối thúc con nợ mau chóng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi suất.

Theo Điều 32 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Điều này có nghĩa là khi người khác muốn sử dụng hình ảnh cá nhân, họ cần được sự cho phép của người đó. Đặc biệt, nếu hình ảnh được sử dụng cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo, người sử dụng còn phải trả tiền cho chủ nhân hình ảnh.

Có thể thấy hình ảnh của cá nhân thuộc về bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của cá nhân mà theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Cùng với đó pháp luật ghi nhận, nếu phát hiện người khác sử dụng hình ảnh của mình mà không xin phép thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.

Như vậy, rõ ràng pháp luật Việt Nam đã quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì phải được sự đồng ý của họ nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại và tùy mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Do đó, việc chủ nợ tự ý đăng ảnh của người vay lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo để ép buộc người vay trả nợ không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là sự xâm phạm trực tiếp quyền hình ảnh của người vay.

Có những trường hợp là người bị đòi nợ không chỉ là người vay mà còn có thể là bạn bè, người thân, hoặc đồng nghiệp của người vay. Khi vay tiền từ các công ty tài chính hoặc ứng dụng, người vay thường phải cung cấp thông tin và số điện thoại của người thân, bạn bè để tham chiếu. Do đó, khi người vay không thể trả nợ, các công ty tài chính hoặc ứng dụng cố tình đòi nợ từ những người này. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người, ngay cả những người không phải là người vay, bị đòi nợ liên tục, thậm chí bị công khai thông tin, đăng ảnh, chế ảnh trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để ép họ trả nợ thay cho người vay.

Về xử lý hành chính:

Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi "thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý", mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm và 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm.

Trường hợp người bị đăng ảnh lên mạng xã hội không phải là người nợ tiền mà bị ghép ảnh và đe dọa, quấy rồi thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi "chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân", mức phạt trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Về xử lý hình sự:

Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người nợ tiền thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp người bị đăng hình ảnh lên mạng xã hội không phải là người vay tiền mà bị bịa đặt thông tin thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) với hành vi bịa đặt/loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất đối với hành vi này là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 01 năm đến 03 năm. 

Mặc dù người vay có trách nhiệm trả nợ, nhưng người cho vay không được tự ý bêu ảnh lên Facebook để đòi nợ và xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người vay. Hành vi này là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người vay có thể tố cáo với cơ quan công an hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền. Đồng thời, để đảm bảo bằng chứng, nạn nhân cũng có thể lập vi bằng ghi nhận lại những bài viết đòi nợ trên mạng xã hội. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ để giải quyết vụ án và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Bài viết khác
Nhà trả góp chưa trả xong nợ, khi ly hôn phân chia thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân...

Đuổi việc nhân viên có bị đi tù không?

Người sử dụng lao động được đuổi việc nhân viên khi người lao động có các hành vi sau: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động...

 

Có thể kiểm tra người Việt Nam trong khoảng thời gian sinh sống ở nước ngoài có phạm pháp ở nước đó không?

Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại...

Vợ trúng vé số nhưng không chia cho tôi?

Vợ trúng vé số hơn 60 tỷ nhưng không chịu chia cho tôi, cô ấy nói đây là tài sản riêng của cô ấy và đã nộp đơn ly hôn, tôi phải làm như thế nào?

Cất giữ một viên thuốc lắc để sử dụng thì có vi phạm pháp luật không?

"Tàng trữ trái phép chất ma túy" là: cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.