Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc mua bán doanh nghiệp trực tiếp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác (công ty TNHH và công ty cổ phần), việc mua bán doanh nghiệp không được thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ toàn bộ phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty. Sau khi hoàn tất việc mua bán, cá nhân/doanh nghiệp mua tiếp quản toàn bộ tài sản, nhân sự, sổ sách, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị mua.

Riêng với trường hợp doanh nghiệp tư nhân, chỉ cá nhân mới có quyền mua, còn doanh nghiệp thì không.

Một hình thức khác để “thâu tóm” doanh nghiệp là sáp nhập doanh nghiệp. Sáp nhập doanh nghiệp là việc chuyển một hay nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bị sáp nhập) vào một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận sáp nhập). Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt hoạt động. Doanh nghiệp nhận sáp nhập tiếp quản toàn bộ tài sản, nhân sự, sổ sách, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp bị sáp nhập.

Để thực hiện một thương vụ mua bán doanh nghiệp, thông thường bên mua phải thực hiện các bước sau:

1. Đánh giá doanh nghiệp:

Hồ sơ pháp lý: Giấy CNĐKDN; Giấy Chứng nhận đầu tư; Điều lệ công ty; Giấy chứng nhận góp vốn/sở hữu cổ phần; Sổ đăng ký thành viên/cổ đông; Con dấu; Quy chế quản trị công ty; Biên bản/Nghị quyết của HĐTV, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông …

Hồ sơ kế toán: Báo cáo tài chính; Sổ sách kế toán; Chứng từ thu, chi; Kế hoạch tài chính; Nợ phải thu, nợ phải trả; Nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước…

Hồ sơ lao động – bảo hiểm: Nội quy lao động; Hợp đồng lao động; Thang bảng lương; Hồ sơ công đoàn; Hồ sơ bảo hiểm; Hệ thống quy chế quản lý nội bộ công ty…

Vốn điều lệ, vốn pháp định.

Tài sản cố định.

Đội ngũ nhân sự.

Quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức.

Địa điểm kinh doanh.

Hệ thống kinh doanh.

Thương hiệu, hình ảnh.

Khách hàng, đối tác.

Thị trường, sản phẩm tiêu thụ.

2. Định giá và đàm phán giá mua:

Định giá: Bên mua căn cứ các tiêu chí trên định giá doanh nghiệp phù hợp với thị trường và khả năng tài chính của mình. Việc định giá có thể do bên mua độc lập thực hiện hoặc do đơn vị thứ ba có chức năng định giá thực hiện hoặc định giá trên chính giá đề nghị của bên bán.

Đàm phán: Hai bên đàm phán giá mua, hình thức mua, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán.

3. Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng mua bán:

Hai bên đàm phán các điều khoản cụ thể, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

4. Ký hợp đồng mua bán và thực hiện các thủ tục pháp lý:

Hai bên ký hợp đồng mua bán chính thức.

Thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

 ========

Lưu ý: Bài viết thuộc bản quyền của Gia Luật Group. Mọi hình thức sao chép, phổ biến, sử dụng đề nghị dẫn nguồn theo quy định.

Bài viết khác
Một số điểm mới Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 (kỳ 1)

Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, Bảng giá đất được xây dựng hằng năm,...

Khi nào thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng-quý

Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định...

Điều kiện tiếp cận thị trường - kinh doanh trò chơi điện tử

Theo quy định hiện hành của Việt Nam về trò chơi điện tử, nhà cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam...

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh trò chơi điện tử tại Việt Nam
Quy định về những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội trong Luật Đất đai năm 2024

Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó nổi bật gồm các trường hợp: Xây dựng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp nước, thoát nước,...

Thủ tục điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư

Vốn thực hiện dự án đầu tư là vốn mà nhà đầu tư cam kết góp theo quy định và thời hạn được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong thời gian hoạt động của dự án, tùy thuộc vào tình hình phát triển mà nhà đầu tư có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn đầu tư theo trình tự, thủ tục theo quy định cho phù hợp với tình hình thực tế...

GỌI CHÚNG TÔI +84 902 905 292

Chúng tôi tự tin có đầy đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn của khách hàng
và chứng minh sự lựa chọn của khách hàng dành cho Chúng tôi là lựa chọn phù hợp nhất.